An toàn, vệ sinh lao động đang là một vấn đề mà Chính phủ đang rất quan tâm vì đó là một trong những điều kiện không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế đất nước. Mặc dù thông tin an toàn lao động được phổ biến và tuyên truyền trong bất kỳ đâu có quy mô sản xuất lớn, vừa và nhỏ hay hộ kinh doanh gia đình.
Để tăng thêm sự hiểu biết các thông tin về an toàn lao động nhằm đảm bảo quyền lợi và nghĩa vụ của mình trong quá trình lao động, nhất là với những người trực tiếp tham gia sản suất, cán bộ chuyên trách hay giám sát an toàn vệ sinh lao động cần phải nắm được các kiến thức, nguyên tắc về an toàn lao động. Ngày 15/05/2016 Chính phủ đã ban hành Nghị định 44/2016/NĐ – CP Quy định chi tiết một số điều của Luật An toàn, vệ sinh lao động.
Trước nhu cầu thực tế căn cứ vào Công văn số: 598/MT-LĐ của Cục quản lý môi trường y tế chứng nhận Trung tâm Y tế – Môi trường lao động công thương đủ điều kiện huấn luyện CCCN chuyên môn về y tế lao động.
Mỗi đơn vị sẽ có quy mô và lĩnh vực hoạt động khác nhau, do đó hồ sơ về An toàn lao động cũng khác nhau.
NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU CHUNG TRONG HOẠT ĐỘNG HUẤN LUYỆN:
- Nhóm 1: Người quản lý phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- a) Người đứng đầu đơn vị, cơ sở sản xuất, kinh doanh và phòng, ban, chi nhánh trực thuộc; phụ trách bộ phận sản xuất, kinh doanh, kỹ thuật; quản đốc phân xưởng hoặc tương đương;
- b) Cấp phó của người đứng đầu theo quy định tại điểm a Khoản 1 Điều này được giao nhiệm vụ phụ trách công tác an toàn, vệ sinh lao động.
- Nhóm 2: Người làm công tác an toàn, vệ sinh lao động bao gồm:
- a) Chuyên trách, bán chuyên trách về an toàn, vệ sinh lao động của cơ sở;
- b) Người trực tiếp giám sát về an toàn, vệ sinh lao động tại nơi làm việc.
- Nhóm 3: Người lao động làm công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động là người làm công việc thuộc Danh mục công việc có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn, vệ sinh lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
- Nhóm 4: Người lao động không thuộc các nhóm theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3 và 5 Điều này, bao gồm cả người học nghề, tập nghề, thử việc để làm việc cho người sử dụng lao động.
- Nhóm 5: Người làm công tác y tế.
- Nhóm 6: An toàn, vệ sinh viên theo quy định tại Điều 74 Luật an toàn, vệ sinh lao động.
(trích dẫn 44/2016/NĐ-CP)
Thời gian đào tạo an toàn lao động định kỳ
Theo quy định thì thời gian là :
- Nhóm 1,2,3,5,6 là 2 năm 1 lần
- Nhóm 4: định kỳ tối thiểu 1 năm 1 lần
Việc thực hiện an toàn vệ sinh lao động là hồ sơ bắt uộc đối với doanh nghiệp bên cạnh đó là để bố trí phù hộ với điều kiện hoạt động, sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp cũng là vấn đề mà hấu hết doanh nghiệp đều vướng khi có kế hoạch thực hiện mở lớp đào tạo cho các nhóm lao động công ty.
+ Kiểm tra an toàn thiết bị,
+ Quan trắc môi trường lao động,
+ Báo cáo giám sát môi trường, xử lý khí thải, xử lý nước thải …
Một số hình ảnh khóa học được tổ chức tại Công ty Điện lực Thái Nguyên
Lý thuyết
Hướng dẫn ép tim
Hướng dẫn băng bó vết thương ở đầu
Hướng dẫn khiêng nạn nhân tại hiện trường
Hướng dẫn băng bó gãy tay
Địa điểm: TẠI ĐƠN VI, DOANH NGHIỆP TẠI CÁC TỈNH THÀNH TRÊN CẢ NƯỚC.
Khai giảng: Theo yêu cầu nếu tổ chức tập trung theo đon vị.
Học phí: Theo lớp, theo số lượng học viên, theo hợp đồng
Thông tin chi tiết xin liên hệ:
Trung Tâm Y tế Môi trường lao động công thương
Đ/c: số 99 Văn Cao, P. Liễu Giai, Q. Ba Đình, TP Hà Nội
SĐT: 091 6587136 THs Trần Đức Giang
0985 739 899 Bác sĩ Lê Thanh Huyền