KHOA BỆNH NGHỀ NGHIỆP

Khoa Bệnh Nghề nghiệp Cơ cấu tổ chức:

Căn cứ Quyết định số 2324 /QĐ-TCCB Quyết định của Bộ trưởng Bộ Công Nghiệp về việc thành lập Phòng khám Bệnh nghề nghiệp trực thuộc Trung Tâm Y tế – Môi trường lao động công nghiệp ( nay là Trung tâm Y tế – Môi trường lao động công thương).

Lãnh đạo Khoa:

Thạc sĩ Bác sĩ: Phạm Sĩ Hưng

Trưởng khoa Bệnh Nghề Nghiệp

Bác sĩ Chuyên Khoa II: Lưu Anh Đông

Phó Khoa Bệnh Nghề Nghiệp

Nhiệm Vụ: Tổ chức Khám phát hiện, phân loại bệnh Nghề Nghiệp; chăm sóc bảo vệ sức khỏe ban đầu cho cán bộ, công nhân viên chức Bộ Công nghiệp Nhẹ ( nay là Bộ Công Thương).

 Năng lực chuyên môn:

– Đủ năng lực khám sức khỏe định kỳ ( đã được Bộ y tế cấp phép hoạt động số …)

– Đủ năng lực khám phát hiện bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp, tai nạn nghề nghiệp và tham gia giám định bệnh nghề nghiệp cho người lao động   (được Cục quản lý môi trường y tế – Bộ y tế cấp phép năm 2021).

– Xây dựng kế hoạch quản lý vệ sinh lao động, chăm sóc, nâng cáo sức khỏe, phòng chống bệnh nghề nghiệp; nguy cơ gây bệnh nghề nghiệp.

– Tổ chức khám bệnh nghề nghiệp và triển khai các hoạt động phòng chống bệnh nghề nghiệp; theo dõi, giám sát, quản lý sức khỏe người lao động, khám định kỳ phát hiện sớm bệnh nghề nghiệp, bệnh liên quan đến nghề nghiệp, tai nạn nghề nghiệp. Chăm sóc sức khỏe người lao động định kỳ 6 tháng/lần và báo cáo theo quy định.

– Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám Đốc trung tâm y tế – môi trường lao động công thương giao.

Đối tượng cần phải khám Bệnh nghề nghiệp:

  • Người lao động tiếp xúc với các yếu tố có hại khả năng mắc bệnh nghề nghiệp hoặc các nghề, công việc nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm và đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm,
  • Người lao động đã nghỉ hưu hoặc người lao động đã chuyển công tác không còn làm việc trong các nghề, công việc có nguy cơ bị bệnh nghề nghiệp.
  • Người lao động tham gia bảo hiểm xã hội bảo lưu thười gian đóng bảo hiểm xã hội hoặc đã có quyết định nghỉ việc chờ giải quyết chế độ hưu trí, trợ cấp hằng tháng.
  • Người lao động chuyển sang nghề, công việc có nguy cơ mắc bệnh nghề nghiệp.

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *