Vi Khí hậu trong sản xuất

Vi khí hậu là một trạng thái lý học của không khí trong một khu vực tương đối nhỏ. Qua tìm hiểu, khí hậu trong khu vực này sẽ khác với những khu vực khác. 

a, Các yếu tố cấu thành vi khí hậu

Vi khí hậu được cấu thành bởi các yếu tố độ ẩm, nhiệt độ, vận tốc chuyển động trong không khí và bức xạ nhiệt. Cụ thể:

  • Nhiệt độ: đây là yếu tố khá quan trọng, đặc biệt là trong sản xuất.Yếu tố này sẽ phụ thuộc vào việc phát nhiệt trong quá trình sản xuất như ngọn lửa, lò phát nhiệt, năng lượng điện… 
  • Độ ẩm đây là yếu tố mà có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của những người ở trong khu vực vi khí hậu. Độ ẩm ở đây nghĩa là khối lượng hơi nước có trong 1m³ không khí. Độ ẩm trung bình nên có tại khu vực vi khí hậu nên ở mức 75-85% để sức khoẻ mọi người được đảm bảo. 
  • Bức xạ nhiệt: qua tìm hiểu đây là những hạt năng lượng phát sinh trong quá trình sản xuất. Những hạt năng lượng này sẽ được truyền trong không khí dưới dạng sóng điện từ gồm tia sáng thường, tia hồng ngoại, tia tử ngoại. 

Tiêu chuẩn bức xạ nhiệt cho phép đó là 1 cal/cm². 

Tiêu chuẩn vận tốc chuyển động cho phép đó là không quá 3 m/s.

Nếu vận tốc quá 5 m/s thì sẽ ảnh hưởng bất lợi đến cơ thể. 

  • Vi khí hậu nóng sẽ khiến cho cơ thể của con người bắt đầu chảy mồ hôi để giúp cơ thể có thể cân bằng nhiệt. Điều này sẽ khiến cho cơ thể con người bị mất nước đồng thời mất cân bằng điện giải bởi các khoáng chất như I, Ca, Na, K và vitamin như PP, B, C bên trong cơ thể bị mất đi. Chính sự mất nước này sẽ khiến tỷ trọng, khối lượng cũng như độ nhớt của máu trong cơ thể bị thay đổi theo. Tim cũng phải làm việc năng suất hơn để có thể thải được nhiệt. Các chức năng của hệ thần kinh cũng từ đó mà bị ảnh hưởng như tốc độ phản xạ chậm hơn, giảm quá trình kích thích, giảm chú ý…
  • Nhiệt độ cao còn khiến gây ra các bệnh lý thường gặp như chứng co giật với những triệu chứng như đau thắt cơ ngực, nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn… và chứng say nóng. Nếu bệnh nặng có thể dẫn đến tình trạng bị choáng nhiệt. Với nhiệt độ thân nhiệt lúc này là 40-41⁰C rất có thể khiến bị con người bị hôn mê.
  • Rối loạn bệnh lý thường là chứng say nóng và chứng co giật với các triệu chứng mất cân bằng nhiệt: chóng mặt, nhức đầu, đau thắt ngực, buồn nôn thân nhiệt tăng nhanh, nhịp thở nhanh, trạng thái suy nhược. Mức nặng hơn là choáng nhiệt, thân nhiệt cao 40 – 410C, mạch nhanh nhỏ, thở nhanh nông, tím tái, mất tri giác, hôn mê. Chứng co giật gây nên do mất cân bằng nước và điện giải.
  • Do nhiệt độ thấp nên sẽ khiến da bị xanh, nhiệt độ da lúc này sẽ dưới 33⁰ Lúc này nhịp thở, nhịp tim sẽ giảm nhưng mức tiêu thụ oxy lại tăng do gan và các cơ phải hoạt động hết công suất. Biểu hiện rõ ràng nhất lúc này sẽ là nổi da gà nằm phát sinh nhiệt giúp cơ thể được giữ ấm.
  • Mệt mỏi có thể gây ra tình trạng gây say nóng dẫn đến đột quỵ, chuột rút, ban nhiệt, ngất nhiệt …
  • Nếu trong trường hợp lạnh cục bộ có thể khiến mạch bị co thắt gây cảm giác lâm râm ngứa ở các đầu chi, tê cóng, đau cơ, viêm cơ, giảm miễn dịch, giảm sức đề kháng,
  • Khi làm việc trực tiếp dưới ánh nắng mặt trời hoặc khu vực có kim loại bị nung nóng, cơ thể con người sẽ phải chịu tác động bởi các tia bức xạ nhiệt tử ngoại và hồng ngoại.
  • Tia tử ngoại: phát sinh trong quá trình đúc, hàn có thể khiến da bị bỏng độ 1-2. Tia tử ngoại còn gây nên các các bệnh như giảm thị lực, gây mệt mỏi, đau đầu, chóng mặt, kém ăn…
  • Tia hồng ngoại: có thể khiến phồng rộp da, gây bỏng, hun nóng tổ chức não. Tia hồng ngoại còn có thể gây nên các bệnh như đục nhân mắt, lâu dần có thể bị mù vĩnh viễn. 

b, Biện pháp khắc phục vi khí hậu:

  • Kiểm tra thường xuyên vào lúc thời gian cao điểm để phát hiện và có biện pháp xử lý kịp thời
  • Thông gió tự nhiên để khí mát có thể thổi vào khu vực khí nóng giúp nhiệt độ dễ chịu hơn. 
  • Trang bị hệ thống điều hoà không khí, cách ly nguồn điện, bố trí phòng nghỉ mát; vệ sinh nhà xưởng.
  • Ngăn các nguồn phát sinh nhiệt với con người bằng những mành che, tấm chắn cách nhiệt… 
  • Cơ giới hoá, tự động hoá các quá trình lao động ở vị trí nhiệt độ cao, bức xạ nhiệt cao
  • Cách ly các nguồn nhiệt đối lưu và bức xạ ở vị trí lao động bằng các vật liệu cách nhiệt thích hợp.
  • Dùng màn nước để hấp thụ các các tia bức xạ ở trước cửa lò nung.
  • Bố trí sắp đặt hợp lý các lò luyện và các nguồn nhiệt lớn cách xa nơi công nhân thao tác. Thiết kế, sử dụng, bảo quản hợp lý hệ thống thông gió tự nhiên và cơ khí.
  • Thay đổi quy trình công nghệ: đưa vào sản xuất loại ít gây rung hơn.
  • Thay đổi vật liệu: sử dụng vật liệu ít gây rung hơn, thiết bị giảm rung xóc.
  • Cách lý quy trình: đệm, bao bọc các máy phát rung.
  • Cải thiện môi trường: hệ thống giảm rung nơi làm việc, tư thế ngồi.
  • Vệ sinh nhà xưởng: bảo dưỡng tốt máy móc, thiết bij
  • Đối với bụi, hơi khí phóng xạ: dùng quần áo không thấm nước, mũ, găng tay kín. Khi cần dùng bán mặt nạ hoặc mặt nạ. Khi ra khỏi vùng nhiễm xạ phải tẩy xạ.
  • Đối với nguồn kín: dùng tạp dề, găng tay, quần áo hoặc tấm chắn bằng cao su chì, kính chì…
  • Trang bị đủ phương tiện phòng hộ cá nhân, sử dụng thường xuyên và định kỳ kiểm tra chất lượng.
  • Tổ chức lao động hợp lý, tránh tiếp xúc với phóng xạ cho công nhân.
  • Tổ chức dịch vụ y tế chăm sóc sức khoẻ cho công nhân, khám sức khoẻ định kỳ và khám bệnh nghề nghiệp.
  • Tăng cường công tác tuyên truyền, đảm bảo vệ sinh an toàn bức xạ ion hoá. Tổ chức kiểm tra thường xuyên.
  • Trang bị những vật dụng cần thiết, đồ bảo hộ cho người lao động như quần, áo, gang tay, . . . khi làm trong môi trường lạnh hoặc nóng tùy theo tính chất công việc.

(Trích dẫn Thông tư 21/2016/TT-BYT và nhiều nguồn thông tin khác nhau)

Bài viết cùng chủ đề:

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *