Phục hồi chức năng
Ngành phục hồi chức năng là một chuyên ngành trong y học, là phương pháp chữa bệnh sử dụng các kỹ thuật mà không dùng đến thuốc, giúp người bệnh hồi phục khuyết tật, tối đa hóa các chức năng đã bị giảm hoặc bị mất của bệnh nhân, giảm thiểu các hậu quả của của tàn tật, khiếm khuyết. Có thể nói, phục hồi chức năng vô cùng quan trọng trong khôi phục chức năng và sức khỏe toàn diện.
Quá trình hồi phục chức năng giúp cho các hoạt động vốn bị cản trở, khó khăn do bệnh tật của bệnh nhân trở nên dễ dàng hơn. Nhờ vậy mà bệnh nhân sau khi hồi phục chức năng có thể vui chơi, học tập, làm việc, hòa mình vào với cộng đồng, giúp họ có thái độ tích cực hơn với cuộc sống, từ đó, có thể thay đổi cách nhìn nhận của xã hội đối với người tàn tật, khiếm khuyết. Đó cũng chính là ý nghĩa nhân văn sâu sắc.
1, Phục hồi chức năng là phương pháp kết hợp Y học và khoa học nghệ thuật để quá trình phục hồi sức khỏe thể chất và tinh thần của người bệnh tiến triển tích cực hơn, từ đó giúp họ trở thành những người sống có ích: “tàn nhưng không phế”.
Thông thường, khi bị bệnh hoặc gặp chấn thương, nhiều người vẫn hay nghĩ đến các biện pháp điều trị nhanh khỏi bệnh và tránh gặp nguy hiểm. Thế nhưng họ lại ít nghĩ đến vấn đề duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, làm thế nào để hòa nhập lại với cuộc sống, sống có ích và có thể tham gia nhiều hoạt động xã hội.
Chính vì thế, phục hồi chức năng sẽ là biện pháp nhằm cải thiện và hồi phục các cơ quan, bộ phận gặp vấn đề, trả lại khả năng hoạt động hiệu quả, giảm thiểu tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, hỗ trợ phòng bệnh để tránh gây liệt, tàn phế.
Phục hồi chức năng cần thực hiện đi đôi với phòng bệnh và chữa bệnh, lựa chọn một hoặc nhiều phương pháp khác nhau để tác động như vật lý trị liệu, dụng cụ trợ giúp, tạo tâm lý thoải mái cho người bệnh, cải thiện môi trường sống và sinh hoạt, chọn công việc phù hợp,… Trên thực tế, mục đích chính của biện pháp này là:
- Hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh phục hồi lại chức năng của các cơ quan, bộ phận tổn thương trong và sau quá trình điều trị, phẫu thuật.
- Giúp người bệnh thích nghi tốt với môi trường sống, sống tự lập không nhờ sự trợ giúp của người khác, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
- Ngăn ngừa và phòng chống tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, sống vui khỏe với gia đình và những người xung quanh.
Phục hồi chức năng giúp phục hồi lại chức năng của một số cơ quan sau điều trị, chữa bệnh
2, Các bệnh cần phục hồi chức năng
Phục hồi chức năng là quá trình thường chỉ áp dụng cho những người có vấn đề về tâm lý, chấn thương thần kinh cột sống – cơ xương khớp, người khuyết tật,… cụ thể như sau:
+ Bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm nhẹ và vừa, sai khớp, trật khớp, đau nhức lưng, viêm cột sống chưa dính khớp,… có thể sử dụng máy kéo giãn giảm áp cột sống để hỗ trợ điều trị và phục hồi chức năng.
+ Người bị đau khớp, viêm khớp, căng cơ,… sau khi chơi thể thao, lao động nặng nhọc hoặc gặp chấn thương, có thể dùng phương pháp chiếu tia Laser để điều trị. Ngoài ra, một số cách giảm đau khác như chiếu hồng ngoại IR, điện xung, sóng xung kích,… cũng có thể áp dụng tùy từng trường hợp cụ thể.
+ Người bị thoái hóa khớp, đau nhức xương khớp do tuổi cao hoặc gặp chấn thương,… cũng có thể áp dụng một số biện pháp giảm đau để điều trị và phục hồi chức năng cơ xương khớp.
+ Trẻ em bị các triệu chứng như chậm nói, nói ngọng, tự kỷ, chậm phát triển trí não,… có thể áp dụng một số biện pháp vật lý trị liệu để phục hồi chức năng.
Người có tâm lý rối loạn, bị stress do làm việc quá sức, trầm cảm, tự kỷ,… cũng có thể áp dụng các biện pháp phục hồi chức năng để tinh thần thoải mái và thư giãn hơn.
+ Mất ngủ, ngủ không ngon giấc, đau nửa đầu về đêm,… hoặc một số chứng bệnh mãn tính khác trong cơ thể như đái tháo đường, tăng huyết áp,… có thể áp dụng quang trị liệu.
Phục hồi chức năng áp dụng cho những người có vấn đề về tâm lý ,chấn thương thần kinh cột sống – cơ xương khớp,…
3, Các hình thức phục hồi chức năng
Trên thực tế, có 5 hình thức chủ yếu để phục hồi chức năng, đó là thực hiện tại phòng khám, tại nhà và trong cộng đồng. Tại mỗi nơi thường có các biện pháp tiến hành khác nhau, tuy nhiên thông thường sẽ kết hợp nhiều phương pháp nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
– Vận động trị liệu.
– Hoạt động trị liệu.
– Các nhân tố Vật lý trị liệu.
– Các phẫu thuật can thiệp chỉnh hình.
– Các dụng cụ trợ giúp, chân tay giả.
Trung Tâm Y tế – Môi trường lao động công thương được trang bị hệ thống thiết bị hiện đại, hỗ trợ hiệu quả cho quá trình trị liệu đạt tỷ lệ thành công cao, có thể phục hồi chức năng và khả năng vận động. Với đội ngũ bác sĩ giỏi, tay nghề cao, có đầy đủ chứng chỉ hành nghề, cùng với đó là đội ngũ kỹ thuật viên được đào tạo, tập huấn liên tục, rất tận tình trong quá trình điều trị và phục hồi chức năng thực hiện cho kết quả rất tốt, đáp ứng được nhu cầu và sự mong muốn của người bệnh.
- Đại Hội Công Đoàn Trung tâm y tế – môi trường lao động công thương lần thứ IX nhiệm kỳ 2023- 2028
- DỰ TOÁN NGÂN SÁCH NĂM 2023
- Thông báo mời tư vấn gói thầu” Mua máy móc , thiết bị y tế choa Khoa Bệnh Nghề Nghiệp và Phòng khám đa khoa” năm 2024
- THÔNG BÁO KHAI GIẢNG ” LỚP ĐÀO TẠO CẬP NHẬT KIẾN THỨC VỀ CHUYÊN MÔN Y TẾ LAO ĐỘNG, AN TOÀN VỆ SINH LAO ĐỘNG NHÓM 5″ THÁNG 7 – 2024 ( tại khu vực Phía Nam)
- KHOA MÔI TRƯỜNG
- Khám sức khỏe tại Công ty cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng