PHÒNG KHÁM ĐA KHOA

I, Khám sức khỏe định kỳ là phương pháp hiệu quả để bảo vệ sức khỏe bản thân cũng như có thể phòng ngừa được nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khám sức khỏe định kỳ không những đánh giá được tình trạng sức khỏe hiện tại mà còn phát hiện sớm các nguy cơ có thể gây bệnh trong tương lai. Nhận ra được tầm quan trọng đó Phòng khám đa khoa Trung Tâm Y tế – Môi trường lao động công thương có trang thiết bị hiện đại cùng đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm, chuyên môn kỹ thuật cao. Có thể giúp xây dựng nhiều gói khám sức khỏe định kỳ đa dạng, phù hợp với từng đối tượng người bệnh.

Phòng khám đa khoa Trung tâm y tế – môi trường lao động công thương là một cơ sở chăm sóc sức khỏe chủ yếu dành cho việc chăm sóc bệnh nhân ngoại trú. Bao gồm dịch vụ chăm sóc sức khỏe dành cho cộng đồng địa phương.

  • Khám bệnh, kê đơn và điều trị ngoại trú, nhận vào viện điều trị cho các đối tượng bảo hiểm y tế, dịch vụ y tế.
  • Thực hiện khám bệnh, sàng lọc, lựa chọn, tư vấn, kê đơn điều trị ngoại chú cho bệnh nhân.

Giới thiệu lãnh đạo

Ông: Nguyễn Bá Ngọc

Chức danh: Bác sĩ CK II

Chức vụ: Trưởng phòng khám bệnh đa khoa

Ông: Trần Hồng Nhật

Chức danh: Bác sĩ CK I

Chức vụ: Phó Phòng Khám Bệnh đa khoa

II, Hoạt động chuyên môn

Bộ phận hành chính tiếp đón:

+ Khu vực giành cho đối tưởng BHYT (đúng tuyến – chuyển tuyến – trái tuyến).

+ Khu vực giành cho đối tượng nhân dân không có thẻ BHYT (đối tương dịch vụ).

Chức năng các phòng bao gồm:

           1, Phòng xét nghiệm: là phòng chuyên môn thực hiện các kỹ thuật xét nghiệm, chịu trách nhiệm về hoạt động chuyên môn xét nghiệm (Huyết học, đông máu, sinh hóa, … ). Sàng lọc ung thư, … phục vụ khám bệnh và điều trị, cấp cứu tại phòng khám. Phối hợp chặt chẽ với các chuyên khoa lâm sàng và cận lâm sàng thu nhận và xử lý thông tin về chuyên môn kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng xét nghiệm.

            2, Nhiệm vụ chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng: là nơi thực hiện các kỹ thuật tạo ảnh y học bằng các thiệt bị X Quang, máy chụp cắt lớp vi tính CT, siêu âm, máy điện tim để chẩn đoán, điều trị bệnh.

  • Siêu âm 2D: Đây là phương pháp siêu âm hai chiều được sử dụng phổ biến nhất trong kỹ thuật siêu âm hiện nay tại nhiều chuyên khoa.
  • Siêu âm 3D: Kỹ thuật siêu âm ba chiều này thường được áp dụng cho khoa sản, trong siêu âm thai, siêu âm tuyến giáp,…
  • Ngoài ra, còn có nhiều hình thức siêu âm khác để thực hiện việc phát hiện, kiểm tra và thăm khám chuyên biệt cho một căn bệnh cụ thể như: siêu âm đầu dò âm đạo, siêu âm tuyến vú, siêu âm tim,…
  • Xây dựng và thực hiện các quy trình kỹ thuật tạo ảnh y học bằng các thiết bị X-Quang, siêu âm, máy điện tim để chẩn đoán, điều trị bệnh.

            3, Nhiệm vụ Phòng Dược: quản lý và tham mưu về toàn bộ công tác dược tại phòng khám nhằm đảm bảo cung cấp đầy đủ, kịp thời thuốc đảm bảo chất lượng và tư vấn, giám sát việc thực hiện sử dụng thuốc an toàn, hợp lý.

  • Lập kế hoạch cung ứng thuốc bảo đảm đủ số lượng, chất lượng cho nhu cầu điều trị và các yêu cầu khám chữa bệnh khác.
  • Quản lý, theo dõi việc nhập thuốc, cấp phát thuốc cho nhu cầu điều trị và các nhu cầu đột xuất khác khi có yêu cầu.
  • Bảo đảm theo đúng nguyên tắc “Thực hành bảo quản thuốc”.
  • Phối hợp với các chuyên khoa cận lâm sàng và lâm sàng theo dõi, kiểm tra, đánh giá, giám sát việc sử dụng thuốc an toàn hợp lý đặc biệt trong sử dụng kháng sinh và theo dõi tình hình kháng  kháng sinh tại phòng khám.

               4, Nhiệm vụ chuyên khoa Nội:

  • Là chuyên khoa lâm sàng thực hiện các phương pháp không phẫu thuật để chữa bệnh. Trong khám bệnh phải kết hợp chặt chẽ lâm sàng, kết quả xét nghiệm cận lâm sàng;
  • Tư vấn và khám chữa bệnh các bệnh lý chuyên khoa Nội: Tim mạch, Hô hấp Cơ xương khớp Tiêu hóa Thận Tiết niệu, …
  • Tổ chức khám sức khỏe định kỳ, theo dõi tình hình bệnh tật trong vùng dân cư được phụ trách để có biện pháp ngăn ngừa bệnh tật.
  • Tổ chức dây chuyền khám sức khỏe theo nhiệm vụ được giao.

           5,  Nhiệm vụ chuyên khoa Nhi:

  • Là chuyên khoa lâm sàng thực hiện chữa bệnh cho trẻ em dưới 15 tuổi
  • Tư vấn và khám chữa bệnh các bệnh lý chuyên khoa Nhi: Tiêu hóa, Dinh dưỡng, lây, Huyết học lâm sàng, các bệnh về nội tiết, chuyển hóa di truyền, tim mạch, hô hấp, thận tiết niệu, thần kinh, khớp.

        6, Nhiệm vụ chuyên khoa Ngoại:

  • Khâu vết thương phần mềm
  • Nắn chệch khớp, tháo dịch khớp, chích, tháo, dẫn lưu ổ viêm ( áp xe)
  • Bó bột, nẹp bột
  • Nong hẹp bao quy đầu. Khám tư vấn, chẩn đoán các bệnh lý: Tiết niệu, tiêu hóa, tim mạch lồng ngực, chỉnh hình, thần kinh cột sống

 7, Nhiệm vụ chuyên khoa Răng Hàm Mặt:

  • Là chuyên khoa khám bệnh và tư vấn về các bệnh lý Răng hàm mặt
  • Thực hiện các thủ thuật theo phân tuyến kỹ thuật điều trị cho các bệnh nhân về chấn thương hàm mặt.

 8, Nhiệm vụ chuyên khoa Tai Mũi Họng:

  • Tiếp nhận và điều trị các bệnh lý Tai mũi họng theo phân tuyến kỹ thuật
  • Ứng dụng nội soi chẩn đoán để xác định rõ ràng và chính xác những tổn thương trong tai mũi họng.
  • Xử trí các trường hợp chấn thương vùng tai mũi họng và vùng cổ mặt theo phấn tuyến kỹ thuật, . . .
  • Thực hiện các thủ thuật tai mũi họng theo phân tuyến kỹ thuật.

 9, Nhiệm vụ chuyên khoa Mắt:

  • Là chuyên khoa khám bệnh và tư vấn về các bệnh lý về mắt.
  • Thực hiện các thủ thuật theo phân tuyến kỹ thuật điều trị cho các bệnh nhân về chấn thương.

 10, Chuyên khoa Sản:

  • Khám và điều trị bệnh phụ khoa
  • Chăm sóc sức khoẻ sinh sản cho các chị em phụ nữ trong độ tuổi sinh sản

            11, Vật lý trị liệu:

  • Hỗ trợ hiệu quả cho người bệnh phục hồi lại chức năng của các cơ quan, bộ phận tổn thương trong và sau quá trình điều trị, phẫu thuật.
  • Giúp người bệnh thích nghi tốt với môi trường sống, sống tự lập không nhờ sự trợ giúp của người khác, không trở thành gánh nặng cho gia đình và xã hội.
  • Ngăn ngừa và phòng chống tình trạng tái phát bệnh sau điều trị, duy trì sức khỏe lâu dài, ổn định, sống vui khỏe với gia đình và những người xung quanh.
  • Phục hồi chức năng giúp phục hồi lại chức năng của một số cơ quan sau điều trị, chữa bệnh

           12, Đông y:

  • Khám bệnh, chữa bệnh, phục hồi chức năng bằng y học cổ truyền; kết hợp y học cổ truyền với y học hiện đại.
  • Sử dụng các phương pháp chữa bệnh không dùng thuốc như, xoa bóp, bấm huyệt, châm cứu, xông hơi… Duy trì thường xuyên việc sử dụng các chế phẩm y học cổ truyền trong điều trị bệnh

Nhiệm vụ khám Cấp cứu điều trị:

  • Tiếp nhận, phân loại xử trí cấp cứu ban đầu các bệnh nhân cấp cứu nội, nhi và ngoại khoa theo Quy chế cấp cứu, hồi sức tích cực và chống độc của Bộ Y tế
  • Tiếp nhận và xử trí các trường hợp người bệnh cấp cứu được chuyển tới phòng khám theo phân tuyến chuyên môn kỹ thuật.
  • Khám, tư vấn và điều trị từng chế độ dinh dưỡng cho người bệnh. Tư vấn cho người bệnh và gia đình người bệnh về Phục hồi chức năng.
  • Vận chuyển người bệnh vượt quá khả năng điều trị tại phòng khám đa khoa đến cơ sở khám chữa bệnh Bệnh viện Trung Ương phù hợp để tiếp tục điều trị.
  • Liên hệ và vận chuyển người bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh theo nguyện vọng của người bệnh.

1. Đánh giá tổng quát về sức khỏe

Từ xa xưa, dân gian vẫn có câu: “Phòng bệnh hơn chữa bệnh”, điều này càng có ý nghĩa quan trọng hơn với chúng ta khi trong xã hội hiện đại nhiều căn bệnh quái ác gia tăng. Việc khám và kiểm tra sức khỏe định kỳ sẽ giúp mỗi người nắm bắt được tất cả những vấn đề hiện có trong cơ thể. Thông qua các kết quả, bác sĩ sẽ đánh giá các chỉ số cơ thể, đồng thời tư vấn, dự báo về khả năng phát bệnh. Qua đó, bác sĩ sẽ đưa ra các phương án phòng ngừa hiệu quả nhất, đồng thời thay đổi lối sống, kiểm soát trọng lượng cơ thể, tiêm chủng vắc xin hay bổ sung các dưỡng chất cần thiết phù hợp với tình trạng sức khỏe của người bệnh.

Rất nhiều trường hợp cho rằng mình khỏe mạnh nhưng đến khi khám sức khỏe mới tá hỏa phát hiện ra mắc bệnh, mặc dù trước đó không có triệu chứng gì đặc biệt. Cũng không ít trường hợp, phát hiện mình bị ung thư khi tình cờ đi chụp X-quang trong một buổi thăm khám sức khỏe do công ty tổ chức. Bởi vậy, ngay cả những người dù có vẻ khỏe mạnh cũng không nên chủ quan với sức khỏe. Mầm bệnh đôi khi đang phát triển trong cơ thể mà chúng ta hoàn toàn không hay biết. Nhưng nếu đi khám sức khỏe thì đó lại là điều hoàn toàn có thể khắc phục được. Các chỉ số xét nghiệm máuxét nghiệm nước tiểu, kết quả chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng,… sẽ hoàn toàn có thể phát hiện được những thay đổi của cơ thể.

Phát hiện bệnh sớm là yếu tố quan trọng và mang tính quyết định về cơ hội điều trị bệnh thành công hay không. Rất nhiều người bệnh vì phát hiện quá muộn nên cơ hội chữa khỏi bệnh là rất thấp, thậm chí phải chấp nhận chờ đợi tình huống xấu nhất. 

Theo các chuyên gia, phát hiện bệnh sớm, khi tình trạng bệnh không quá nghiêm trọng thì các phương pháp điều trị sẽ hiệu quả hơn rất nhiều. Ở giai đoạn đầu của các bệnh lý nguy hiểm như ung thư, hay các bệnh về tim mạch, suy thận,… phác đồ điều trị cũng không quá phức tạp như ở giai đoạn muộn. Cơ hội chữa khỏi bệnh đương nhiên sẽ cao hơn rất nhiều so với các trường hợp phát hiện bệnh muộn. 

Không ít người cho rằng, khám sức khỏe định kỳ khi đang khỏe mạnh là một việc làm gây lãng phí thời gian và tiền bạc. Nhưng nếu để bệnh nặng mới đi khám thì chi phí điều trị bệnh sẽ còn cao hơn rất nhiều so với việc kiểm tra sức khỏe thường xuyên. Mặt khác, khi bệnh đã có những triệu chứng thì cũng là lúc bệnh đã nghiêm trọng và cơ hội điều trị khỏi bệnh sẽ giảm đi rất nhiều. Rất nhiều trường hợp bày tỏ sự hối tiếc khi đã không quan tâm nhiều hơn đến sức khỏe của mình. 

Không chỉ tiết kiệm chi phí điều trị, khám sức khỏe định kỳ cũng giúp tiết kiệm thời gian điều trị bệnh. Phát hiện ở giai đoạn đầu, không chỉ phác đồ điều trị đơn giản mà thời gian chữa bệnh cũng nhanh chóng vì lúc này bệnh chưa nghiêm trọng. Ngược lại, nếu phát hiện ở giai đoạn muộn, người bệnh sẽ mất rất nhiều thời gian để điều trị bệnh. Có những bệnh phải mất hàng năm, vài năm thậm chí là phải điều trị suốt đời. Kèm theo đó là tâm lý mệt mỏi, chán nản của người bệnh. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *