Rung động trong sản xuất

 Khái niệm: Rung động và nguồn gây rung động trong sản xuất

Rung hay rung chuyển (Vibration): Là những dao động cơ học phát sinh từ động cơ của máy móc và dụng cụ lao động. Dao động có thể điều hòa hoặc không điều hòa.

Rung động là nguyên nhân hàng đầu gây bệnh nghề nghiệp (BNN) ở người lao động (NLĐ) trong tất cả các lĩnh vực.

Cơ thể người sẽ có những biến đổi về tâm sinh lí, cảm giác mệt mỏi, giảm sức khỏe, giảm tuổi thọ hoặc mắc BNN về rung động. Ảnh hưởng của rung động tới cơ thể người phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, vị trí tác động, tần số rung, biên độ rung, vận tốc rung, gia tốc rung, hướng tác động… của rung động.

  1. Các loại rung trong môi trường lao động:

a, Rung toàn thân (Whole-body vibration): Là rung chuyển tác động lên toàn

thân của người lao động. Tùy theo phương tác động của rung chuyển mà chia ra

rung đứng (tác động theo chiều thẳng đứng của thân) và rung ngang (tác động theo

chiều ngang của thân).

Rung động đi vào cơ thể qua bàn chân khi NLĐ đang đứng, qua mông, tựa lưng, tựa gáy khi NLĐ làm việc ở tư thế ngồi và qua lưng nếu ở tư thế nằm ngửa.

Nếu tần số rung động dưới 3 Hz thì các cơ quan nội tạng không xê dịch tương đối với thân người, cả cơ thể như một khối thống nhất, không gây ra bệnh rung động. Nếu tần số rung động từ 3 đến 5 Hz thì tác động đến cơ quan tiền đình gây rối loạn thần kinh giao cảm, đó là hiện tượng say sóng, say tàu xe.

b, Rung cục bộ (Hand-Arm vibration): Là rung chuyển tác động cục bộ lên một

bộ phận cơ thể khi bộ phận đó tiếp xúc trực tiếp với nguồn rung.

Rung vận chuyển, rung trong giao thông tác động tại chỗ làm việc của

những máy di động và các phương tiện vận tải khi làm việc Ví dụ: Lái xe tải, điều

khiển máy kéo nông nghiệp, máy làm đường…

Rung cục bộ gây va chạm giữa các khớp xương, các đầu khớp bị mòn, viêm khớp xương, đau vai, xơ cứng khuỷu tay, bả vai. Các rung động có tần số dưới 40 Hz gây tổn hại cơ bắp, mạch máu, gây chứng teo cơ, canxi hóa cơ tay, rối loạn mạch máu ở bàn tay, thay đổi trương lực mạch máu, gây co cứng hoặc tê liệt mạch máu ngoại vi

c, Rung vận chuyển – công nghệ, tác động tại chỗ làm việc của những máy

móc, phương tiện di động hạn chế trên những khu vực nhất định của mặt bằng sản

xuất hoặc mặt bằng nơi khai mỏ. Ví dụ: điều khiển máy xúc, lái các loại cẩu, các loại

máy khai mỏ (máy liên hợp khai mỏ).

d,  Rung do công nghệ sản xuất, tác động tại chỗ làm việc của những máy

tĩnh tại hoặc truyền ra nơi làm việc không có nguồn rung. Ví dụ: điều khiển máy

công cụ, nền của các máy cố định trong sản xuất.

Tuy nhiên, mối quan tâm chính vẫn là các rung động không mong muốn như: rung động của động cơ, rung động do địa chấn, rung động trong kết cấu công trình do sự tác động bên ngoài. Các rung động này sinh ra làm ảnh hưởng đến an toàn, sức khỏe, môi trường sống và phá hủy công trình, động cơ, máy móc…

I.     QUY ĐỊNH KỸ THUẬT

  1. Rung cục bộ
    • Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số được quy định tại bảng

Bảng 1. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau:

  Dải tần số (Hz)Mức cho phép
Gia tốc rung (m/s2)Vận tốc rung (m/s). 10-2
8 (5,6 – 11,2)1,42,8
   
16 (11,2 – 22,4)1,41,4
   
31,5 (22,4 – 45)2,71,4
   
63 (45 – 90)5,41,4
   
125 (90 – 180)10,71,4
   
250 (180 – 355)21,31,4
   
500 (355 – 700)42,51,4
   
1000 (700 – 1400)85,01,4
  • Mức cho phép gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số ốc ta phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, được quy định trong bảng

Bảng 2. Giá trị trung bình của gia tốc và vận tốc hiệu chỉnh trong mỗi dải tần số theo thời gian tiếp xúc

Thời gian tiếp xúc, phútMức cho phép
Gia tốc rung (m/s2)Vận tốc rung (m/s)
4801,41,4.10-2
   
2402,02,0.10-2
Thời gian tiếp xúc, phútMức cho phép
Gia tốc rung (m/s2)Vận tốc rung (m/s)
1202,82,8.10-2
   
603,93,9.10-2
   
305,65,6.10-2

Ghi chú: Giá trị rung cho phép lớn nhất không vượt quá giá trị cho phép ứng với thời gian tiếp xúc 30 phút (theo bảng 2).

Bảng 3. Mức cho phép gia tốc và vận tốc rung ở các dải tần số ốc ta không vượt quá các giá trị sau:

  Dải tần số (Hz)Gia tốc rung (m/s2)Vận tốc rung (m/s)
Rung đứngRung ngangRung đứngRung ngang
1 (0,08 – 1,4)1,100,3920,0.10-26,3.10-2
     
2 (1,4 – 2,8)0,790,427,1.10-23,6.10-2
     
4 92,8 – 5,6)0,570,802,5.10-23,2.10-2
  Dải tần số (Hz)Gia tốc rung (m/s2)Vận tốc rung (m/s)
Rung đứngRung ngangRung đứngRung ngang
8 (5,6 – 11,2)0,601,621,3.10-23,2.10-2
     
16 (11,2 – 22,4)1,143,201,1.10-23,2.10-2
     
31,5 (22,4 – 45)2,266,381,1.10-23,2.10-2
     
63 (45 – 90)4,4912,761,1.10-23,2.10-2

Chú ý: Khi khảo sát rung thường chỉ đo một trong hai đại lượng (gia tốc rung hoặc vận tốc rung).

 
  1. Ảnh hưởng của rung động đến người lao động

Con người có tần số dao động riêng cỡ 30 Hz và sẽ bị dao động cưỡng bức dưới tác động của ngoại lực do dao động của máy móc, thiết bị qua các bộ phận của máy, bệ máy, sàn nhà truyền tới. Cơ thể người sẽ có những biến đổi về tâm sinh lí, cảm giác mệt mỏi, giảm sức khỏe, giảm tuổi thọ hoặc mắc BNN về rung động. Ảnh hưởng của rung động tới cơ thể người phụ thuộc vào thời gian tiếp xúc, vị trí tác động, tần số rung, biên độ rung, vận tốc rung, gia tốc rung, hướng tác động… của rung động.

  1. Các biện pháp xử lí rung động, ngăn ngừa BNN do rung động

Nguyên nhân gây rung cho các máy là tác động của lực quán tính của các bộ phận quay mất cân bằng hoặc bộ phận chuyển động tịnh tiến đổi chiều chuyển động lên các ổ đỡ, khung và bệ máy. Chống rung cho vật chịu tác động của lực kích động nằm trong bản thân máy gọi là chống rung chủ động, còn chống rung cho vật chịu tác động của nguồn rung nằm bên ngoài máy truyền tới máy gọi là chống rung thụ động.

Để triệt tiêu một phần hoặc toàn bộ chuyển động rung, người ta phân tán năng lượng rung vào môi trường đàn hồi hoặc môi trường cản. Các biện pháp giảm rung gồm cân bằng máy, gắn vào máy bộ tắt rung động lực, tiêu tán năng lượng trong môi trường cản, giảm xóc bằng lò xo, lắp thêm thiết bị giảm rung bằng ống thủy lực, long đen vênh, sử dụng phương tiện bảo vệ cá nhân thích hợp (găng tay chống rung, đệm chống rung, thắt lưng và bao chống rung, đệm ghế chống rung)

( trích dẫn: TT/27/2016-BYT và nhiều nguồn tư liệu khác)

Qúy khách hàng cần tư vấn hỗ trợ xin liên hệ trực tiếp qua hotline:  

0916.587.136 ( Mr Giang)

0985.739.899 ( Mr Huyền)

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *