Bụi trong Sản Xuất

1, Khái niệm:

Bụi là tên chung cho các hạt chất rắn có đường kính nhỏ cỡ vài micrô mét đến nửa milimét, tự lắng xuống theo trọng lượng của chúng nhưng vẫn có thể lơ lửng trong không khí một thời gian sau.

Bụi là tập hợp các loại có hạt kích thước lớn, nhỏ khác nhau, tồn tại lâu trong không khí dưới dạng:

  • Bụi bay ( khi các hạt bụi lơ lửng trong không khí)
  • Bụi lắng ( khi hạt bụi đọng lại trên bề mặt vật thể) …

Bụi thường phát sinh do yếu tố tác động môi trường bên ngoài ngoài ra còn sinh ra trong hoạt động sinh hoạt và sản xuất của con người trong quá trình gia công, chế biến nguyên liệu rắn, …

Bụi gây nhiễm độc.

Bụi gây dị ứng

Bụi gây ung thư

Bụi gây sơ phổi

Bụi sản xuất thường phát sinh trong các khâu thi công làm đất đá, mìn, hoặc bốc dỡ nhà cửa, đập, nghiền sàng, sàng đá và các vật liệu vô cơ khác; nhào trộn bê tông. Vôi vữa, chế biến vật liệu hữu cơ khi nghiền hoặc tán.

Một số xí nghiệp xây dựng và nhà máy bê tông đúc sẵn, có các thao tác thu nhận, vận chuyển, lưu trữ và sử dụng một số lượng lớn chất liên kết và phụ gia cần phải đánh bóng nhiều lần, do vậy thường xuyên tạo ra bụi có chứa Si02.

2, Tác hại nghề nghiệp:

* Tác hại đường tiêu hoá

Bụi độc chất vào đường tiêu hoá gây viêm chân răng, viêm lợi, viêm họng, viêm đường tiêu hoá, có thể gây nhiễm độc cấp tính…(xi măng, chì, mangan, bazơ và thuốc bảo vệ thực vật…)

* Tác hại toàn thân

Bụi hoá chất xâm nhập vào cơ thể bằng đường nào cũng ngấm vào máu đi khắp cơ thể có thể gây nhiễm độc cấp hoặc mãn tính tuỳ thuộc vào độc tính, nồng độ tiếp xúc của chất đó và tính cảm thụ của cơ quan cơ thể.

Bụi gây tác hại đến da, mắt, cơ quan hô hấp, tiêu hoá:

  • Tổn thương đường hô hấp. Các bệnh đường hô hấp như viêm mũi, viêm họng, viêm phế quản, viêm teo mũi do bụi crom, asen, …
  • Các hạt bụi bay lơ lửng trong không khí bị hít vào phổi gây tổn thương đường hô hấp.
  • Bệnh phổi nhiễm bụi. Thường gặp ở các ngành vận chuyển quặng đá, kim loại, than, vv…
  • Bệnh silicose. Là bệnh do phổi bị nhiễm bụi silic ở thợ khoan đá, thợ mỏ, thợ làm gốm sứ, vật liệu chịu lửa, …
  • Bệnh ngoài da. Bụi có thể dính bám vào da làm viêm da, bịt kín các lỗ chân lông và ảnh hưởng đến bài tiết mô hôi, có thể bịt các lỗ của tuyến nhờn, gây ra mụn, lở loét ở da, viêm mắt, giảm thị lực . . .
  • Bụi hoá chất gây dị ứng, viêm da, tổn thương da (crom, nicken). Bụi amiăng cắm vào da gây ung thư da, bụi hoá chất bám vào da ngấm vào máu đi khắp cơ thể gây nhiễm độc cấp hoặc mãn tính.
  • Bụi sinh học gây bệnh ngoài da.
  • Bụi khoáng, bụi thực vật, bụi sợi gây bệnh bụi phổi (silíc, bông, amiăng …)
  • Một số bụi hoá chất gây ung thư phổi, ung thư thanh quản, ung thư phế quản… (asen, cromát, phóng xạ, amiăng …).
  • Bụi gây kích thích, viêm phế quản, hen phế quản, viêm khí quản, viêm phổi, phù phổi (cadimi, clorua kẽm, hợp chất crom, măng gan, một số thuốc bảo vệ thực vật).
  • Bụi thực vật còn mang vi sinh vật, nấm mốc gây bệnh đường hô hấp.
  • Bụi hoạt tính dễ cháy nếu nồng độ cao, khi tiếp xúc với tia lửa dễ gây cháy nổ, rất nguy hiểm.

     

3, Biện pháp dự phòng:

  • Cơ khí hoá và tự động hoá quá trình sản xuất sinh bụi để công nhân không phải tiếp xúc với bụi.
  • Thay đổi phương pháp công nghệ
  • Sử dụng hệ thống thông gió, hút bụi trong các phân xưởng có nhiều bụi.
  • Mở cửa cho thông thoáng để gió trời thổi vào đẩy bụi bay trong  nhà  xưởng  ra ngoài  cũng  giảm  thiểu  được  bụi,  nhưng chỉ  áp dụng ở nơi nồng độ bụi rất thấp.
  • Lắp đặt hệ thống thông gió bằng quạt hút hay quạt đẩy để thổi bụi ra ngoài. Không dùng quạt trần để thông gió, vì khi quạt hoạt động không có lối thoát bụi sẽ bay hỗn loạn trong nhà xưởng gây nguy hiểm hơn.
  • Thiết lập hệ thống hút cục bộ tại nguồn phát sinh để thu bắt bụi. Hệ thống này thu hút các chất ô nhiễm tại  nguồn  phát  sinh  không  để  lan  toả  ra  nơi khác gây ô nhiễm.
  • Lắp  đặt  hệ  thống  lọc  bụi  tĩnh  điện,  hệ  thống  che  chắn  kín nguồn bụi là ưu việt nhất, ít gây ô nhiễm ra môi trường xung quanh, lại thu được một lượng bụi lớn để tiết kiệm cho sản xuất.
  • Làm ẩm nguồn bụi bằng nước, nếu là bụi hoá chất phải hiểu biết về lý tính, hoá tính của chất đó để lựa chọn có nên áp dụng giải pháp này hay không, bởi chúng có thể kết hợp hoặc phản ứng với nước tạo ra chất nguy hiểm.
  • Thường xuyên lau chùi máy, thiết bị,  dụng cụ, phương tiện làm việc, cửa ra vào, tường nhà, trần nhà…
  • Tường nhà, trần nhà, hệ thống cửa… phải nhẵn để giảm lượng bụi bám vào.
  • Định kỳ bảo dưỡng thiết bị kiểm soát bụi: quạt thông gió, hệ thống thu bắt bụi…
  • Cách ly xa nguồn gây bụi, tránh tiếp xúc không cần thiết.
  • Tập huấn cho người lao động tiếp xúc về tác hại của bụi và biện pháp phòng ngừa để nâng cao năng lực cho họ tự kiểm soát bảo vệ mình.
  • Sử dụng khẩu trang, mặt nạ ngăn bụi, lọc bụi, quần áo, mũ, kính…
  • Làm việc xong phải tắm rửa, thay quần áo sạch sẽ trước khi về nhà, kể cả đi ăn ca cũng phải rửa chân tay, mặt mũi sạch sẽ.
  • Chủ yếu là giữ gìn vệ sinh sạch sẽ nơi làm việc. áp dụng các biện pháp khử trùng không khí theo quy định của công tác “ phòng chống nhiễm khuẩn”.
  • Khám sức khỏe định kỳ, thì biện pháp y tế được trình bày trong phần này sẽ tập trung vào giải quyết các bệnh nghề nghiệp do bụi gây ra. Khám và kiểm tra sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh để chữa trị, phục hồi chức năng làm việc cho công nhân.
  • Dùng các phương tiện bảo vệ cá nhân (quần áo, mặt nạ, khẩu trang, …). 

                              ( trích dẫn từ Thông tư 02/2019/TT-BYT và nhiều nguồn chính thống khác nhau)         

Mọi chi tiết xin liên hệ:

Ths Trần Đức Giang – Trưởng Khoa Môi trường

SĐT: 0916.587.136

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *